Bach Thao Duoc

Vitamins

Thực phẩm chức năng bổ sung Vitamins rất phát triển ở Mỹ, Canada, các nước Châu Âu, Nhật Bản… như việc bổ sung iode vào muối ăn, sắt vào gia vị, vitamin A vào đường hạt, vitamin vào nước giải khát, sữa… việc bổ sung này ở nhiều nước trở thành bắt buộc, được pháp luật hóa để giải quyết tình trạng “nạn đói tiềm ẩn” vì thiếu chất dinh dưỡng (thiếu idode, thiếu vitamin A, thiết sắt).

Ví dụ: nước trái cây với các mùi khác nhau cung cấp nhu cầu vitamin C, vitamin E, b-caroten rất phát triển ở Anh

Sữa bổ sung acid Folic, vitamin, khoáng chất rất phát triển ở Mỹ, Anh, Nhật Bản, Hà Lan, Đức, Pháp, Ý, Brazin…

Mỗi vitamin là một nhóm các chất hữu cơ có trong thực phẩm tự nhiên với hàm lượng ít ỏi.

Công dụng của vitamin rất cần thiết cho sự trao đổi chất, nếu không được cung cấp đầy đủ có thể gây phát sinh bệnh tật.

Vì thế, vitamin vừa là:

  • một hợp chất hữu cơ, có chứa carbon
  • một loại dưỡng chất vô cùng quan trọng mà tự cơ thể không thể sản sinh đủ và cần thiết phải bổ sung qua nguồn thực phẩm

Đến nay, y học đã phát hiện và công nhận tổng cộng 13 loại vitamin.

Vitamin tan trong nước và vitamin tan trong chất béo

Vitamin có thể hòa tan trong nước hoặc hòa tan trong chất béo.

Vitamin tan trong chất béo

Các vitamin hòa tan được trong chất béo được lưu trữ ở gan và các mô mỡ.

Vitamin A, D, E và K là những vitamin tan trong chất béo. Những loại vitamin này dễ lưu giữ hơn các loại vitamin tan trong nước và cơ thể có khả năng tích trữ chúng trong nhiều ngày hoặc thậm chí nhiều tháng.

Các vitamin tan được trong chất béo được hấp thu qua đường ruột cùng với sự hỗ trợ của các hợp chất béo.

Vitamin tan trong nước

Khác với loại trên, các vitamin tan được trong nước không thể tồn tại quá lâu. Cơ thể không thể giữ chúng lại, chúng nhanh chóng được bài tiết ra ngoài qua nước tiểu.

Do vậy, loại này cần được chu cấp thường xuyên hơn so với loại tan trong chất béo.

Vitamin C và tất cả các loại vitamin nhóm B là vitamin tan trong nước.

Các loại vitamin

Sau đây là sự khác nhau của các loại vitamin:

Vitamin A

Tên hóa học: Retinol, retinal và 4 loại carotenoid, bao gồm beta carotene.

  • Hòa tan trong chất béo.
  • Thiếu hụt vitamin A có thể gây quáng gà (còn gọi là chứng dạ manh) và keratomalacia – một rối loạn về mắt dẫn đến khô nhuyễn giác mạc.
  • Thực phẩm giàu vitamin A bao gồm: Gan, dầu gan cá tuyết, cà rốt, bông cải xanh, khoai lang, bơ, cải xoăn, rau bina, bí ngô, rau cải xanh, một số loại phô mai, trứng, quả đào, dưa vàng và sữa.

Sản phẩm cung cấp nhiều Vitamin A

Vitamin B

Tên hóa học: thiamine.

  • Hòa tan trong nước.
  • Sự thiếu hụt vitamin B có thể gây ra bệnh tê phù beriberi và hội chứng Wernicke-Korsakoff.
  • Các loại thực phẩm giàu vitamin B bao gồm: nấm men, thịt lợn, ngũ cốc, hạt hướng dương, gạo lứt, lúa mạch đen nguyên hạt, măng tây, cải xoăn, súp lơ, khoai tây, cam, gan và trứng.

Vitamin B2

Tên hóa học: Riboflavin

  • Hòa tan trong nước.
  • Sự thiếu hụt vitamin B2 có thể gây bệnh ariboflavinosis.
  • Thực phẩm giàu vitamin B2 bao gồm: măng tây, chuối, hồng, đậu bắp, cải, phô mai, sữa, sữa chua, thịt, trứng, cá và đậu xanh.

Vitamin B3

Tên hóa học: Niacin, niacinamide

  • Hòa tan trong nước.
  • Thiếu hụt vitamin B3 có thể gây bệnh pellagra, xuất hiện cùng lúc 3 triệu chứng: tiêu chảy, viêm da và giảm trí nhớ.
  • Thực phẩm giàu vitamin B3 bao gồm: gan, tim, thận, gà, thịt bò, cá (cá ngừ, cá hồi), sữa, trứng, bơ, quả chà là, cà chua, rau ăn lá, bông cải xanh, cà rốt, khoai lang, măng tây, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, nấm và men bia.

Vitamin B5

Tên hóa học: axit pantothenic

Thực phẩm cung cấp Vitamin B5

  • Hòa tan trong nước.
  • Thiếu hụt vitamin B5 có thể gây bệnh dị cảm với cảm giác bồn chồn, bứt rứt.
  • Các loại thực phẩm giàu vitamin B5 bao gồm: thịt, ngũ cốc nguyên hạt , bông cải xanh, bơ, sữa ong chúa và buồng trứng cá.

Vitamin B6

Tên hóa học: Pyridoxine, pyridoxamine, pyridoxal

  • Hòa tan trong nước.
  • Thiếu hụt vitamin B6 có thể gây thiếu máu, biến chứng viêm dây thần kinh ngoại biên hoặc tổn thương các bộ phận của hệ thần kinh khác ngoài não và tủy sống.
  • Các loại thực phẩm giàu vitamin B6 bao gồm: thịt, chuối, ngũ cốc nguyên hạt, rau và quả hạch. Sữa sẽ mất một nửa hàm lượng vitamin B6 vốn có nếu cô đặc lại, tương tự sữa cấp đông và đóng hộp cũng vậy, hàm lượng B6 sẽ không nguyên vẹn.

Vitamin B7

Tên hóa học: Biotin

  • Hòa tan trong nước.
  • Thiếu hụt vitamin B7 có thể gây viêm da, viêm ruột hoặc ruột non cấp tính.
  • Thực phẩm giàu vitamin B7 bao gồm: lòng đỏ trứng, gan, một số loại rau.

Vitamin B9

Tên hóa học: axit folic, axit folinic

Thực phẩm cung cấp Vitamin B9

  • Hòa tan trong nước.
  • Sự thiếu hụt vitamin B9 ở phụ nữ mang thai có gây ra dị tật bẩm sinh cho thai nhi vì thế họ được khuyến nghị bổ sung axit folic trước khi mang thai.
  • Thực phẩm giàu vitamin B9 bao gồm: lá các loại rau, các loại đậu, gan, men làm bánh, sản phẩm từ ngũ cốc và hạt hướng dương, trái cây thì có cam và bưởi.

Vitamin B12

Tên hóa học: Cyanocobalamin, hydroxocobalamin, methylcobalamin

  • Tan trong nước.
  • Thiếu hụt vitamin B12 có thể gây bệnh thiếu máu megaloblastic, một tình trạng tủy xương tạo ra các tế bào hồng cầu lớn bất thường và chưa trưởng thành.
  • Thực phẩm giàu vitamin B12 bao gồm: cá, động vật có vỏ, thịt, gia cầm, trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa, một số loại ngũ cốc và sản phẩm từ đậu nành, men dinh dưỡng.

Đặc biệt, người ăn chay được khuyên nên dùng thực phẩm chức năng bổ sung B12.

Vitamin C

Tên hóa học: Axit Ascorbic

  • Hòa tan trong nước.
  • Thiếu hụt vitamin C có thể gây thiếu máu megaloblastic.
  • Thực phẩm giàu vitamin C bao gồm: trái cây và rau quả. Mận Kakadu và quả camu camu có hàm lượng vitamin C cao nhất trong tất cả các loại thực phẩm. Gan cũng có hàm lượng vitamin C cao, tuy nhiên quá trình nấu làm mất đi vitamin C.

Vitamin D

Tên hóa học: Ergocalciferol, cholecalciferol.

  • Hòa tan trong chất béo.
  • Thiếu hụt vitamin D có thể gây còi xương và loãng xương.
  • Nguồn vitamin D: Tiếp xúc ánh sáng mặt trời hoặc các nguồn sáng nhân tạo có tia cực tím B (UVB) để kích thích da sản sinh vitamin D. Ngoài ra, vitamin D cũng được tìm thấy trong cá béo, trứng, gan bò và nấm.

Vitamin E

Tên hóa học: Tocopherols, tocotrienols

  • Hòa tan trong chất béo.
  • Thiếu hụt vitamin E ít xảy ra nhưng nó có thể gây bệnh tan máu bẩm sinh ở trẻ sơ sinh. Đây là một tình trạng phá hủy tế bào máu (hồng cầu) hoặc làm tế bào máu chết sớm hơn bình thường, gây thiếu máu.
  • Thực phẩm giàu vitamin E bao gồm: quả kiwi, hạnh nhân, bơ, trứng, sữa, các loại hạt, rau lá xanh, dầu thực vật chưa đun nóng, mầm lúa mì và ngũ cốc nguyên hạt.
  • Vitamin E có tác dụng làm đẹp và hỗ trợ ngừa bệnh tật.

Vitamin K

Tên hóa học: Phylloquinone, menaquinones

  • Hòa tan trong chất béo.
  • Thiếu hụt vitamin K có thể gây xuất huyết nhiều hơn bình thường.
  • Thực phẩm giàu vitamin K: rau lá xanh, bơ, quả kiwi. Mùi tây chứa rất nhiều vitamin K.

Chế độ ăn giàu vitamin

Cẩm nang ăn uống giai đoạn 2015-2020 của Mỹ có nhấn mạnh tầm quan trọng của chế độ ăn uống đa dạng. Vì đó là cách tốt nhất để cung cấp đầy đủ các vi dưỡng chất cho cơ thể.

Tuy nhiên, ở một số trường hợp, thực phẩm bổ sung hoặc thực phẩm chức năng vitamin được khuyên dùng, chẳng hạn như đối tượng ăn chay trường, phụ nữ mang thai hoặc bệnh nhân mắc một số chứng bệnh nhất định.

Ngoài ra, khi đang điều trị một căn bệnh nào đó, thực phẩm chức năng vitamin Khi sử dụng thực phẩm chức năng, liều lượng dùng nên tuân thủ theo chỉ định.

Hiện nay, các sản phẩm bổ sung vitamin được bày bán nhiều trên các kênh trực tuyến hoặc bạn có thể chọn mua chúng tại Bách thảo dược.

Liên hệ

Bạn đang xem: Thực phẩm chức năng cung cấp Vitamins  tại Chuyên mục Dinh dưỡng

Biên soạn nội dung: Bách thảo dược

Bach Thao Duoc - Address of cosmetic pharmaceutical processing PRESTIGE

(Bach Thao Duoc) 0888846969